Cân bằng công việc và cuộc sống: Lời khuyên vô dụng nhất mà bạn nên vứt bỏ
Cân bằng công việc và cuộc sống: Lời khuyên vô dụng nhất mà bạn nên vứt bỏ
Cần gì phải “cân bằng công việc và cuộc sống” khi thay vì sống để làm, bạn đang thực sự làm để sống?
Tôi đang ngồi viết bằng máy tính cá nhân của mình. Mở máy tính ra, màn hình sáng lên ngay lập tức. Với những đường cong kim loại và bề mặt láng mịn, nó giống như một chiếc xe đua vậy. Và khi tôi gõ phím, đó giống như tôi đang khai thác một trí tuệ siêu việt của tương lai, một trí tuệ thông minh và hiệu quả hơn rất nhiều so với những giấy tờ từ tung và sách vở bừa bộn xung quanh.

Chiếc laptop đã gợi ý tôi rằng, thế giới có thể được sắp xếp và vận hành trơn tru, gọn gàng như chính màn hình đang hiển thị này vậy.

Từ cấu trúc của điện thoại thông minh đến những chiếc xe tự lái, chúng ta được bao quanh bởi những công cụ nhấn mạnh đến tính hiệu quả hơn tất cả mọi thứ khác. Và chính những hiệu quả ấy khiến chúng ta nảy sinh ảo tưởng rằng mình cũng có thể đạt được hiệu quả trong việc làm việc đa nhiệm trong cuộc sống hằng ngày.

Image result for multitasking

Đây là lý do tại sao rất nhiều người trong chúng ta bị hấp dẫn bởi ý nghĩ rằng mình có thể tìm thấy "sự cân bằng trong cuộc sống và công việc". Đó là một ý tưởng khá hiệu quả trong việc bán hàng triệu cuốn sách self-help hứa hẹn về một cuộc sống không có rối loạn, không có muộn phiền, chẳng còn những e-mail lúc nửa đêm và thoải mái nuôi dạy con trẻ với những câu chuyện bên giường ngủ và cái hôn chúc ngủ ngon mà vẫn đạt được những thành tựu trong công việc.

Tuy nhiên, không giống như một chiếc xe điện vẫn đạt được những tính năng chính xác ngay cả khi đang chạy với vận tốc 200 dặm một giờ, vì những lý do đặc biệt khác, não của chúng ta lại phát triển lộn xộn, ngẫu hứng nhiều hơn là chuyên biệt hóa một kỹ năng duy nhất. Với bộ não như vậy, sự cân bằng hoàn hảo giữa hai hay nhiều khía cạnh trong cuộc sống sẽ luôn là điều ảo tưởng.

Các kỹ năng và cảm xúc thực tế cần thiết để nuôi dạy một đứa trẻ; học chơi một trò chơi; giữ gìn tình bạn trong nhiều thập kỷ; thích nghi với một căn bệnh suy nhược hay nghiên cứu một ngôn ngữ mới… Tất cả những việc đó đều yêu cầu bộ não con người tiến hóa trong hàng nghìn năm. Tuy nhiên, chúng ta bám víu vào ý tưởng rằng nếu chúng ta chỉ cần dậy sớm hơn một giờ để đến phòng tập thì cuộc sống sẽ “tuyệt vời” hơn.

Image result for multitasking

Thay vì phải thất vọng bởi những “hy vọng” ảo huyền này, sẽ tốt hơn nếu chúng ta thừa nhận bản chất lộn xộn trong bộ não của mỗi người. Và dưới đây là điều, tuy ít hấp dẫn hơn, nhưng sẽ là những mục tiêu tốt hơn để nhắm đến hơn là “cân bằng giữa công việc và cuộc sống” - điều vốn dĩ không thể thực hiện được.

 

Chấp nhận sự bấp bênh

 

Cho dù bạn đang xây dựng một sự nghiệp mới hay bắt đầu một gia đình, những thay đổi lớn trong cuộc sống đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải trì hoãn hoặc có ít hơn những phần khác trong cuộc sống để vượt qua mục tiêu này. Ví dụ như, ta có thể sẽ chẳng được bên cạnh những người thân yêu của mình nhiều vì vẫn đang ngồi ở bàn làm việc của lúc 8 giờ tối khi vừa mới bắt đầu một công việc mới. Chúng ta có thể tự an ủi bản thân mình rằng sau khi được thăng tiến trong một hoặc hai năm tới, chúng ta sẽ có thể thiết lập lịch trình của riêng mình và về nhà sớm hơn mỗi ngày. Đôi khi sự hài lòng cần phải được trì hoãn, nhưng điều khiến bạn không trở thành một tín đồ cực đoan của công việc là bạn cần lên kế hoạch trước cho những gì mình cần làm để bù đắp cho tất cả những thời gian ngoài giờ bạn đang chi tiêu tại văn phòng ngay — cả cho bản thân và cho người thân của bạn.

 

Có những sự ưu tiên nhất định

 

Image result for priorities in life illustration

Hãy từ bỏ ý tưởng về sự cân bằng, nhưng đừng từ bỏ nhu cầu tìm không gian để thư giãn, chiêm nghiệm và tận hưởng mối quan hệ. Bạn có thể có ít thời gian hơn cho các mối quan hệ vào lúc này, nhưng bạn sẽ có vào một thời điểm khác. Khi sự nghiệp của chúng ta ít quan trọng hơn, vào giữa cuộc đời và hơn thế nữa, chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn với những người thân yêu của chúng ta, thu thập những kỷ vật bóng đá hoặc học chơi piano. Có đôi lúc, ta thật sự cần nhìn vào vô vàn mối quan tâm và chọn ra đâu là thứ bạn muốn làm, và đâu là thứ bạn cần để lại vào một thời điểm khác.

 

Ngưng “time - off”

 

Chúng ta luôn tưởng tượng rằng “time-off” là quãng thời gian bạn nghỉ ngơi mọi thứ và không làm việc. Nhưng, sẽ tốt hơn nếu bạn thay nó bằng cụm từ “time-on” - đã đến lúc làm điều gì đó. Đã đến lúc bạn gặp gỡ bạn bè, đến lúc để đi xem phim, đến lúc để thăm thú vài quán bar mới mở gần đây… “Time-on” khiến những quãng thời gian riêng tư trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thay vì thấy việc mình dành thời gian cho những thứ ngoài công việc là sự nghỉ ngơi một cách lãng phí, bạn sẽ cảm thấy tất cả những việc đó đều đóng vai trò nhất định trong cuộc đời mình.

Cần gì phải “cân bằng công việc - cuộc sống” khi thay vì sống để làm, bạn đang thực sự làm để sống?

Theo Observer.

 

 

Tags: