Chìa khóa thành công của các tỷ phú Việt: đọc sách, tự học và kiên trì
Chìa khóa thành công của các tỷ phú Việt: đọc sách, tự học và kiên trì
Chìa khóa thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Gia Bình là đọc sách, tự học và kiên trì.

 

Đọc sách

 

Trong lần trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ cách đây vài năm, khi được hỏi về thói quen đọc sách, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết ông thích đọc sách và đọc rất nhiều. Chủ tịch Vingroup cũng bật mí rằng cách đọc của ông khác người khác là thường xem mục lục, xem mục nào hay thì đọc, cái nào mà không hiểu hoặc thấy quan trọng thì có thể đọc đi đọc lại vài ba lần.

Ngày còn nhỏ tôi thích sử, đọc sách sử. Bố tôi rất tự hào về con trai vì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê mình thuộc làu làu. Nhưng khi lớn lên thì chuyển dần. Hồi đại học thích đọc tiểu thuyết, còn bây giờ là sách quản trị và sách công nghệ. Sách công nghệ thì không phải là chi tiết về công nghệ, mà là xu hướng, những tổng kết về công nghệ”, chủ tịch Phạm Nhật Vượng chia sẻ.

Một điều khá thú vị là ông Vượng cũng không ép mình phải đọc sách hàng ngày mà thường “tùy duyên”. Ông cho biết hôm nào không quá mệt thì đọc, còn nếu không thì ngồi xem tivi cùng với con gái một lúc, rồi đi ngủ.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thường đọc những gì mình quan tâm

Tương tự chủ tịch Phạm Nhật Vượng, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết mình cũng thường có thói quen đọc sách trước khi đi đi ngủ. Sách là đam mê từ bé của nhà sáng lập hãng hàng không ViejetAir.

Về phần mình, ông Trương Gia Bình cho biết ông đọc sách bất cứ khi nào có thể. Một ngày ông có thể dành tới bốn tiếng để đọc sách, trong đó có khoảng một tiếng đọc khi ngồi trên ô tô. 

"Tôi đọc khá nhiều loại sách như quản trị kinh doanh, ý tưởng mới cho kinh doanh, sách về các nhân vật xuất chúng, sách lịch sử hoặc về các nhân vật lịch sử, sách triết học, tôn giáo, tiểu thuyết… Tại mỗi thời điểm, tôi sẽ quan tâm đến một chủ đề nhất định, trong đó sách về chiến lược, ý tưởng mới trong kinh doanh luôn được ưu tiên." ông Bình chia sẻ.

Không chỉ vậy ông Bình cũng đặc biệt quan tâm tới việc phát triển văn hóa đọc tại Tập đoàn FPT cũng như cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội của Tập đoàn.

 

 

Tự học

 

Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT FPT, đồng thời cũng là bạn học của ông Trương Gia Bình cho biết ông Bình là người rất ham học. "Từ một nhà khoa học được đào tạo ở môi trường Xô viết, ngày nay Bình là một nhà doanh nghiệp hàng đầu tại VN, cùng nhiều hoạt động xã hội khác. Cách học là qua sách vở, là tự học, là học qua thực tiễn, qua tham khảo các doanh nghiệp, tổ chức khác. Tóm lại học qua bất cứ môi trường nào miễn có kết quả cho FPT. Việc check point là một ví dụ học hỏi từ một doanh nghiệp Mỹ." ông Ngọc cho biết. 

Trong các buổi chia sẻ hoặc khi gửi tâm thư cho các thành viên, đặc biệt là các sinh viên FPT, bên cạnh việc đọc sách ông Trương Ga Bình luôn khuyến khích mọi người tự học. "Trong trật tự thế giới mới, “không có chỗ cho người trung bình”. Muốn là những người xuất sắc, mỗi người đặc biệt là các bạn trẻ phải là những cá nhân khác biệt, học tập, làm việc với tinh thần sáng tạo, nhiệt huyết không ngừng" ông Bình nhấn mạnh

Ông Trương Gia Bình luôn khuyến khích việc đọc và tự học với người trẻ

Về khía cạnh này bà Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ: để đạt được những thành công được nhiều người ghi nhận bà phải nỗ lực không ngừng nghỉ khi ở trên тhươпg trường: “Thương trường là nơi dành cho những ɴgườι can đảm, trên тhươпg trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kiɴh doanh phải chấp nhận sự sòng phẳng. Các đối thủ cạnh тranɦ không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ.”.

Đối với điều này, ông Trương Gia Bình cũng không ngần ngại chia sẻ rằng: “Tôi luôn đam mê, nghiêm túc với những gì tôi làm. Với những lĩnh vực như y tế, giáo dục dù tôi chưa từng có kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi. Tôi liên tục học hỏi từ bạn bè và quan sát đối thủ đã làm gì để rút ra kinh nghiệm cho bản thân”.

 

 

Kiên trì quyết tâm

 

Mình quyết làm gì cũng muốn làm hết mình, làm đến tận cùng. Thời đó, 8h sáng đi học, chiều về, tôi bắt đầu làm các công việc kinh doanh khác nhau. Hôm nào cũng 12h đêm mới về để ngồi thống kê sổ sách. Tận 2h sáng chị em cùng phòng mới lọ mọ nấu cơm, ăn tối. Ngủ chưa tròn giấc, 5h sáng lại gọi nhau dậy sắp xếp một số việc kinh doanh trước khi đi học”, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo nhớ lại quãng thời gian đầu khởi nghiệp.

Nhờ may mắn và nỗ lực hết mình, ở tuổi 21 tuổi, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã có 1 triệu USD trong tay. Đây là số tiền rất lớn khi thời điểm này 1 chỉ vàng có 200.000 đồng.

Đọc sách là Sách là đam mê từ bé của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Kiên trì, quyết tâm cũng là điều được tỷ phú Trương Gia Bình nhấn mạnh. Ông từng chia sẻ nhờ việc quyết định để FPT tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và kiên trì theo đuổi nó dù liên tục 10 năm không có lãi mà tập đoàn này thành công được như ngày hôm nay. Cho đến bây giờ, xuất khẩu phần mềm nhiều năm đạt mức độ tăng trưởng cao, chiếm gần một nửa doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn FPT.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gặp nhiều gian khó trong những ngày đầu khởi nghiệp thời sinh viên. Ông từng buôn bán, mở nhà hàng, có lúc kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối cùng vẫn bị phá sản, thậm chí gánh nợ hàng chục nghìn USD. 

"Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Matxcơva đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD", tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết. Nhưng chính những thất bại đó cùng với sự kiên trì đã mang lại cho ông nhiều bài học kinh nghiệm giá trị để khởi nghiệp lại và đi đến thành công sau này

"Mình nhạy hơn với thị trường. Mình "ăn đòn" nhiều nên khôn hơn", ông Vượng rút ra giá trị từ những thất bại đó.

 

 VH tổng hợp

Tags: