Dan Ariely - Tôi đọc gì?
Dan Ariely - Tôi đọc gì?
Dan Ariely – người Mỹ gốc Do Thái – là giáo sư môn Tâm lý và Kinh tế học hành vi tại ĐH Duke

Dan Ariely – người Mỹ gốc Do Thái – là giáo sư môn Tâm lý và Kinh tế học hành vi tại ĐH Duke. Cuốn sách "Phi lý trí" và hai cuốn khác của ông là “Lẽ phải của Phi lý trí” và "Bản chất của dối trá" đều nằm trong danh sách sách bán chạy. Các bài diễn thuyết của Ariely tại Ted đã đạt hơn 7.8 triệu lượt xem.

Ông từng là nhà sáng lập của một số công ty công nghệ như Simpli, Search123, Timeful nhưng sau đó đều bị mua lại bởi các công ty lớn hơn như Google. Năm 2015, ông được vinh danh là một nhà kinh tế học hành vi vĩ đại trong công ty ứng dụng điện thoại Qapital. Ariely cũng đã đầu tư vào công ty này để tiếp cận cơ sở khoa học và lượng thông tin khách hàng phục vụ cho những nghiên cứu của mình. Ngược lại Qapital cũng có thể tiếp cận những công trình của ông và ý tưởng mới cho việc kinh doanh của họ. Năm 2016, ông thành lập một công ty khởi nghiệp của chính mình mang tên Lemonade.

Các cuốn sách chính của Dan Ariely chủ yếu về kinh tế học hành vi, môn khoa học mà ông vô cùng tâm đắc. Năm 2008, Ariely cùng ba người đồng nghiệp nữa đã giành giải Ig Nobel cho nghiên cứu về các loại thuốc dược phẩm với chủ đề “thuốc giả giá cao có hiệu quả hơn so với thuốc giả giá thấp.”

Dưới đây là những cuốn sách yêu thích của ông và ông khuyên mọi người nên tìm đọc

 

The invisible Gorilla - Khỉ đột vô hình và cú lừa của trực giác

Cuốn sách đề cập đến một thí nghiệm là một bộ phim nói về hai nhóm chơi bóng rổ. Một nhóm thì mặc áo sơ mi trắng còn nhóm kia thì mặc áo sơ mi đen. Trong lúc họ chuyền bóng, người xem được yêu cầu đếm số lần nhóm người áo trắng chuyền bóng cho nhau. Thứ xảy đến tiếp theo ở khung cảnh nền là một con khỉ đột đi ngang qua. Nó dừng lại ngay giữa chừng và tự đấm ngực. Khi clip này kết thúc, người xem được hỏi: “Bạn thấy nhóm người áo trắng chuyền bóng cho nhau bao nhiêu lần?”. Có lúc, họ đoán đúng, cũng có lúc họ đoán sai. Nhưng khi được hỏi: “Bao nhiêu người nhìn thấy con khỉ đột?” thì hóa ra chẳng mấy ai phát hiện ra nó.

Đây là những khám phá vi diệu và quan trọng đến không tưởng. Chúng ta nghĩ chúng ta nhìn bằng mắt, nhưng sự thật là chúng ta quan sát chủ yếu bằng não. Não chúng ta là bậc thầy trong việc gợi cho ta thứ mình muốn nhìn. Tất cả nằm ở kỳ vọng, và khi mọi thứ đi ngược lại sự kỳ vọng thì chúng ta không hề nhận thức được điều này. Chúng ta đi quanh thế giới với ý niệm mình sẽ để mắt tới thật nhiều thứ. Sự thật là chúng ta để mắt tới ít hơn nhiều so với mình tưởng. Và nếu đúng như vậy, thì nó nói lên điều gì ở khả năng chúng ta mường tượng ra mọi thứ quanh mình, khả năng học hỏi và cải thiện? Nó có nghĩa là chúng ta đang mắc phải một rắc rối lớn. Tôi nghĩ cuốn sách này có vai trò thiết yếu trong việc chỉ ra làm thế nào mà kể cả trong tầm nhìn – một hệ thống nhìn chung là hoạt động khá tốt - chúng ta vẫn chỉ được trang bị sơ sài để đưa ra quyết định hợp lý.

Influence -Những đòn tâm lý trong thuyết phục

Cuốn sách của Cialdini vô cùng quan trọng vì nó phủ hết một loạt cách thức chúng ta làm mọi thứ, và làm thế nào mà chúng ta không hiểu vì sao mình đang làm việc gì đó. Nó chỉ ra rằng sau cùng thì người khác đang kiểm soát hành động của mình tới mức nào. Cả hai thành tố này đều có tính cốt lõi. Cuốn sách ngày càng có ý nghĩa trong thời đại hiện hành. Trước tiên, vì truyền thông điện tử hiện nay mang tới cho ta khả năng soạn thảo tin nhắn. Chúng ta có thêm nhiều cách để tiếp cận người khác. Thứ hai, vì chúng ta cần thuyết phục mọi người bắt đầu hành xử khác đi bằng cách tiết kiệm năng lượng, ví dụ như vậy. Opower là một nhà máy rất thú vị khi in ra thông tin về hóa đơn năng lượng của bạn. Họ đang cố dùng nguyên tắc Cialdini để khiến bạn hành xử tốt hơn một chút.

Nudge -Cú hích

Cú hích là một cuốn sách có tầm quan trọng lớn. Một trong những lý do đó là cuốn sách đem những ý tưởng này và áp dụng chúng vào lĩnh vựa xây dựng chính sách. Đây là những sai lầm chúng ta mắc phải. Đây là những cách thức các nhà quảng cáo cố gắng tạo sức ảnh hưởng với chúng ta. Đây là một phương pháp chúng ta có thể kháng cự. Nếu các nhà hoạch định chính sách nắm được những nguyên tắc này, họ có thể làm được gì? Một khía cạnh quan trọng nữa của cuốn sách là nó mô tả chi tiết những “can thiệp” tiểu xảo. Cuốn sách, nhìn về tổng thể, là vế chiêu trò thuyết phục rẻ tiền.

Một nét nữa khá thú vị về Cú hích mà vượt lên trên cả ứng dụng của nó vào chính sách chính là nó mang tới cuộc tranh luận triết học hại não về kinh tế học hành vi: Bạn muốn “đẩy” người khác tới mức nào? Đẩy tới mức nào thì ổn, và mức nào thì không? Đó là một cuộc thảo luận phức tạp. Có một số trường hợp thì cú hích đủ mạnh. Nhưng buồn thay, trong tình huống khác mà không đủ mạnh, chúng ta nhìn chung cần nghĩ kĩ hơn về cách thức thúc đẩy mọi người làm những thứ đúng đắn.

Mindless Eating

Đây là một trong những cuốn sách ưa thích của tôi. Tác giả cuốn sách đưa ra rất nhiều nghiên cứu về hành vi ra quyết định và làm sáng tỏ cách thức chúng hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực. Thức ăn thì hữu hình, và nó giúp ta hiểu hơn về các quy tắc. Nó chỉ ra mọi loại sai lầm chúng ta mắc phải – như “bát súp không đáy” bạn đề cập tới. Đây là một thí nghiệm thú vị với bát súp (luôn tự nạp đầy mà bạn không hay biết). Thật dễ để hình dung và chúng ta có thể mường tượng ra cách nó vận hành trong các lĩnh vực khác của đời sống. Nhưng thêm vào đó, vì béo phì đang trở thành vấn nạn ngày một lớn, cuốn sách chứa nhiều điểm thực tiễn về bệnh béo phì. Nó chất đầy những bài học giản đơn.

Hầu như vấn đề nằm ở chỗ chúng ta làm mọi thứ trong vô thức. Tôi luôn dè chừng khi nói điều này, vì có nhiều chuyện chúng ta cứ phức tạp hóa lên. Nhưng ở mức độ lớn hơn, hành động của chúng ta không phải là hệ quả của những cân nhắc kỹ lưỡng sâu sắc. Đúng là đôi lúc dùng đến suy nghĩ, đôi lúc thì không. Nhưng thường thì nó dựa trên quyết định mang tính thói quen, và vì thế, khả năng cao là chúng ta nắm bắt mọi thứ sai lệch.

The person and the situation

Cuốn sách cũ nhưng chất. Cuốn sách nêu bật vai trò tối quan trọng trong cách nghĩ cá nhân khi chúng ta đưa ra quyết định. “Tôi thuộc tuýp người hay làm điều này, hoặc làm cái kia.” Thực tình là bối cảnh không gian lúc chúng ta đưa ra quyết định lại chi phối mạnh mẽ tới hành động của chúng ta. Mindless Eating cũng nói lên điều này - làm thế nào mà chúng ta bị tác động bởi điều kiện hoàn cảnh xung quanh món ăn. Cú hích cũng viết về chủ đề đó – làm thể nào để thực sự thiết kế sự ảnh hưởng từ môi trường ngoại cảnh để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Nhưng The person and the Situation là cuốn sách đầu tiên làm sáng tỏ cách chúng ta cứ nghĩ chính mình đang đưa ra phán quyết, trong khi sự thật là không gian xung quanh chúng ta mới “đảm nhận chính công việc này.”

- Trạm đọc tổng hợp

Tags: