Để trở thành nhà lãnh đạo tương lai: 7 cuốn sách nên đọc
Để trở thành nhà lãnh đạo tương lai: 7 cuốn sách nên đọc
Những chiến lược then chốt mang lại thành công cho nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ.

 

1. CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

 

Chiến lược Đại dương xanh là gì? Các tác giả đã giải thích bằng cách so sánh với chiến lược đại dương đỏ, tức là lối suy nghĩ truyền thống thông thường:

1. ĐỪNG cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, HÃY tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
2. ĐỪNG đánh bại đối thủ cạnh tranh, HÃY làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết.
3. ĐỪNG khai thác tiếp các nhu cầu hiện có, HÃY tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới.
4. ĐỪNG cố gắng cân bằng giá trị/chi phí, HÃY phá vỡ cân bằng giá trị/chi phí.
5. ĐỪNG đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt hoặc theo đuổi chi phí thấp, HÃY đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến lược vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.


Theo Kim và Mauborgne, một bước đi chiến lược là một loạt những hành động quản lý và quyết định liên quan đến việc hình thành một hoạt động kinh doanh cho một thị trường lớn. Bản chất của “Chiến lược đại dương xanh” là nâng cao về giá trị đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí. Nó buộc các công ty phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính họ.

Hai tác giả của cuốn sách mang tính nền tảng này, Kim và Mauborgne, đã sử dụng hàng loạt những ví dụ minh họa từ Hãng hàng không Southwest Airlines, công ty xuất khẩu văn hóa Cirque du Soleil tới các công ty Curves và Starbucks để đưa ra các công cụ và khung cơ cấu mà họ phát triển nhằm phân tích các đại dương xanh.

 

2. HÀNH TRÌNH BIẾN BIỂU TƯỢNG THÀNH THƯƠNG HIỆU

 

Nelson Mandela, Ronald Reagsan, Steve Jobs, Sam Walton, Oprah Winfrey, Martha Steward, Michael Jordan, Muhammad Ali, Andy Warhol, Bruc Sprinsteen, John Wayne, Woody Allen.... là các biểu tượng văn hóa đã và đang chi phối thế giới chúng ta đang sống. Bằng cách nào các nhà quản lý có thể tạo nên các thương hiệu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến khách hàng? Điều gì vạch ra lằn ranh phân chia giữa thành công và sự tầm thường trong các nhóm sản phẩm thể hiện phong cách sống?

Dựa trên những phân tích mở rộng về các thương hiệu biểu tượng thành công nhất của Mỹ, gồm ESPIN, Mountain Dew, Wolkswagen, Budweiser và Harley - Davidson, cuốn sách các bạn đang cầm trên tay đại diện cho mô hình hệ thống đầu tiên nhằm lý giải về cách biến thương hiệu trở thành biểu tượng.

Với Hành trình biến thương hiệu thành biểu tượng, các nhà quản lý có thể học hỏi thêm về các nguyên tắc đằng sau một số thương hiệu thành công nhất trong nửa cuối thế kỷ trước để xây dựng thương hiệu biểu tượng chính của mình.

 

3. CẠNH TRANH BẰNG PHÂN TÍCH

 

Giờ đây bạn có nhiều thông tin về môi trường kinh doanh hơn bao giờ hết. Nhưng bạn có biết tận dụng chúng để có thể tư duy vượt trội hơn các đối thủ không? Nếu không, bạn thực sự đang thất bại trong việc khai thác một công cụ cạnh tranh cực kỳ hiệu quả.

Trong thế giới mà các cơ sở truyền thống của lợi thế cạnh tranh đang dần biến mất một cách nhanh chóng, làm thế nào để bạn có thể tạo nên sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh với những doanh nghiệp khác? Hãy sử dụng phân tích học để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và thu được những lợi ích tối đa từ phương thức kinh doanh.

Trong cuốn Cạnh tranh bằng phân tích, Thomas H. Davenport và Jeanne G. Harris cho rằng giới hạn của việc khai thác dữ liệu sẽ thay đổi một cách chóng mặt. Các công ty hàng đầu không chỉ đơn thuần thu thập và lưu trữ số lượng lớn thông tin. Họ còn đang xây dựng những chiến lược cạnh tranh xung quanh những am hiểu sâu sắc về dữ liệu và đến lượt chúng, lại đem đến những kết quả kinh doanh ấn tượng. Vũ khí bí mật của họ là gì? Đó là phân tích học: những phân tích phức tạp dựa trên thống kê số học, những mô hình dự báo được hỗ trợ bởi các nhà lãnh đạo cao cấp có hiểu biết sâu sắc về dữ liệu và sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin.

 

4. MỞ RỘNG TỪ CỐT LÕI

 

Công ty thành công nào cũng có một chiến lược cốt lõi thành công. Nhưng nhu cầu, khả năng và kế hoạch phát triển yêu cầu những công ty đó cần phải thực hiện nhiều hơn một chiến lược cốt lõi đó. Trong cuốn sách Mở rộng từ giá trị cốt lõi, chiến lược gia Chris Zook đã tiết lộ cách để tăng lợi nhuận bằng việc tập trung và đạt được tiềm năng đầy đủ trong kinh doanh cốt lõi; đồng thời phác thảo một chiến lược mở rộng liên quan chặt chẽ đến công việc kinh doanh cốt lõi.

Đó có thể là dòng sản phẩm mới hoặc các kênh phân phối mới… Những chiến lược này ít rủi ro hơn so với đa dạng hóa, đồng thời có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi nó bắt nguồn trực tiếp từ những gì công ty đã biết và làm tốt nhất.

Dựa trên nghiên cứu về các mô hình tăng trưởng của hàng ngàn công ty trên toàn thế giới, bao gồm các cuộc phỏng vấn Giám đốc điều hành với 25 nghệ sĩ hàng đầu trong tăng trưởng phụ cận, cuốn sách sẽ giúp những nhà lãnh đạo hàng đầu trong công ty biết cách

- Xác định mô hình phụ cận làm tăng đáng kể nhất là tỉ lệ thành công: "lặp lại không ngừng,"

- Cung cấp một cách tiếp cận có hệ thống để lựa chọn trong một loạt các động thái kề có thể, và

- Cho thấy làm thế nào để thời gian phụ cận di chuyển trong một loạt các tình huống kinh doanh điển hình.

Mở rộng từ giá trị cốt lõi sẽ chỉ ra cách tìm và tận dụng các con đường tốt nhất cho sự phát triển mà không làm tổn hại đến những yếu tố trọng yếu của công ty.

Cuốn sách nằm trong Top 100 cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mọi thời đại được các chuyên gia và NXB Mỹ bình chọn.

 

5. TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH

 

Trí tuệ tài chính được coi là cuốn sách kinh doanh có “những hướng dẫn hay nhất, rõ ràng nhất về các con số”. Với những người ra quyết định mà không có chuyên môn về tài chính thì Trí tuệ tài chính chính là cuốn sách gối đầu không thể bỏ qua.

Financial Intelligence  Trí tuệ tài chính ngay từ khi ra đời đã trở thành cuốn sách ưa thích của những nhà quản lý cần trang bị kiến thức về các con số bởi nó giúp họ hiểu được không chỉ ý nghĩa của các con số mà còn lý do tại sao chúng lại quan trọng. Cuốn sách tư duy này chứa đựng những thông tin cập nhật nhất cùng các kiến thức cơ bản về tài chính, từ đó dạy cho nhà quản lý biết cách sử dụng những dữ liệu tài chính để điều hành doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, nó cũng nêu lên những vấn đề đang có vai trò ngày càng quan trọng trong những năm gần đây như các lo ngại về khủng hoảng tài chính và tình trạng thiếu kiến thức về kế toán và tài chính trên diện rộng.

Dễ đọc, dễ hiểu, và chứa đầy những câu chuyện thú vị về các công ty trong thực tế, cuốn sách Trí tuệ tài chính sẽ trao cho những nhà quản lý phi tài chính sự tự tin để hiểu được những bí ẩn nằm phía sau những con số và giúp họ đưa hoạt động hàng ngày lên một tầm cao mới.

 

6. 90 NGÀY ĐẦU TIÊN LÀM SẾP

 

Cuốn sách này không chỉ dành cho các giám đốc hay nhân viên cấp quản lý mà còn là cuốn sách cho mọi người, cho các giám đốc kỹ thuật, quản lý dự án, đốc công và cho mọi nhà lãnh đạo mới đang trong thời kỳ chuyển giao từ cấp bậc này lên cấp bậc khác. Cuốn sách trình bày mười chiến lược giúp các nhà lãnh đạo nhanh chóng thành công bao gồm:

1. Thúc đẩy bản thân thích nghi với chức vụ và môi trường: Các nhà lãnh đạo cần dẹp bỏ lối suy nghĩ và cách làm việc trong vị trí cũ để đảm nhiệm vai trò mới. Đừng cho rằng những gì từng giúp mình thành công trước đây sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả.

2. Luôn tìm tòi học hỏi: Tìm hiểu về công ty, về nhân sự, về lĩnh vực hoạt động kinh doanh và tất cả những gì về công ty mới càng nhanh càng tốt. Nhà lãnh đạo phải tìm hiểu thị trường, sản phẩm, công nghệ, hệ thống, cơ cấu và cả văn hóa lẫn chính trị của tổ chức và ngành.

3. Lựa chọn chiến lược phù hợp: Không có một quy tắc duy nhất nào để thành công trong giai đoạn chuyển giao... nhưng cơ bản có bốn tình huống mà các nhà lãnh đạo thường gặp: (i) khởi đầu; (ii) xoay chuyển, (iii) tổ chức lại và (iv) duy trì thành công.

4. Giành được những thắng lợi bước đầu: Sớm có được thành công sẽ giúp nhà lãnh đạo lấy được lòng tin của mọi người.

5. Đàm phán và xây dựng thành công các mối quan hệ: Nhà lãnh đạo cần tìm cách xây dựng mối quan hệ cá nhân thân thiện, hiệu quả với người phụ trách mình và đáp ứng những kỳ vọng của họ. Nhà lãnh đạo cần thảo luận với người phụ trách mình cũng như nhân viên mình phụ trách về tình huống, những kỳ vọng, phong cách làm việc, các nguồn lực, và nhu cầu phát triển cá nhân của mỗi người.

6. Tạo dựng sự đoàn kết trong tổ chức: Càng lên cao, vai trò của nhà lãnh đạo trong tổ chức càng quan trọng. Nhà lãnh đạo cần xây dựng môi trường làm việc tốt, tạo dựng sự đoàn kết trong tổ chức và thống nhất định hướng chiến lược và phương pháp làm việc của từng bộ phận với định hướng, chiến lược chung của công ty.

7. Xây dựng ê kíp làm việc: Ê kíp làm việc hiệu quả có vai trò sống còn trong sự thành công của nhà lãnh đạo. Kinh nghiệm cho thấy nhà lãnh đạo cần có những quyết định cứng rắn về nhân sự, không được phép nể nang, nhân nhượng nếu muốn thành công.

8. Thiết lập liên minh: Thành công của nhà lãnh đạo không chỉ dựa vào năng lực và tài trí của từng cá nhân hay của nhóm làm việc mà còn cần có sự hỗ trợ, hậu thuẫn của những người không trực tiếp dưới quyền.

9. Duy trì sự cân bằng: Do thời kỳ chuyển đổi rất căng thẳng và khó khăn nên sự cân bằng trong cuộc sống là hết sức cần thiết. Vì thế, nhà lãnh đạo cần xây dựng sự cân bằng trong cuộc sống là hết, làm chỗ dựa cho bản thân trong giai đoạn khó khăn này.

10. Quan tâm tới mọi người: Cuối cùng, nhà lãnh đạo cần hiểu vai trò của mình là giúp đỡ tất cả mọi người, cả cấp dưới, cấp trên và các đồng nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp của chính họ. Cuốn sách này không chỉ dành cho các giám đốc hay nhân viên cấp quản lý mà còn là cuốn sách cho mọi người, cho các giám đốc kỹ thuật, quản lý dự án, đốc công và cho mọi nhà lãnh đạo mới đang trong thời kỳ chuyển giao từ cấp bậc này lên cấp bậc khác. 

 

7. KHOẢNG CÁCH TỪ NÓI ĐẾN LÀM

 

Tại sao lại có quá nhiều khoảng cách giữa những điều mà các công ty biết là họ nên làm với những việc họ thực sự làm? Tại sao lại có quá nhiều các công ty không thể áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức mà họ đã phải rất nỗ lực mới tích lũy được? Khoảng cách từ nói đến làm (The Knowing-Doing Gap) là cuốn sách đầu tiên đối mặt với thách thức biến kiến thức về cách nâng cao hiệu suất hoạt động thành hành động thực sự tạo ra những kết quả có thể định lượng được.

Trong cuốn sách này, Jeffrey Pfeffer và Robert Sutton, những tác giả và giảng viên nổi tiếng, đã xác định nguyên nhân của khoảng cách từ-biết-tới-làm và đưa ra cách lấp đầy khoảng cách đó. Thông điệp trong cuốn sách rất rõ ràng – các công ty muốn biến kiến thức thành hành động phải tránh xa “bẫy nói suông”(smart talk trap). Những kế hoạch, phân tích, cuộc họp, buổi trình bày của nhà điều hành để truyền cảm hứng cho công việc không thể thay thế cho hành động.

Những công ty mà hành động dựa trên kiến thức sẽ loại bỏ được nỗi sợ hãi, sự cạnh tranh nội bộ, biết được cái gì quan trọng và củng cố vai trò người lãnh đạo, người vốn hiểu rõ công việc của từng nhân viên trong công ty.

Các tác giả lấy ví dụ từ hàng tá công ty để chỉ ra tại sao một số có thể vượt qua khoảng cách từ-biết-đến-làm, một số dù cố nhưng không thể và một số khác tránh được ngay từ đầu. Khoảng cách từ nói đến làm chắc chắn là cuốn sách hữu ích đối với những giám đốc điều hành ở mọi nơi trên thế giới hàng ngày đang phải đấu tranh để giúp công ty của họ vừa biết lại vừa làm được những gì họ biết. Đây là một cẩm nang thực tế, hữu ích trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp ngày nay.

Trạm Đọc tổng hợp

Tags: