Đừng cố gắng giữ bí mật: Đó là cách tệ nhất để tự làm tổn thương bản thân
Đừng cố gắng giữ bí mật: Đó là cách tệ nhất để tự làm tổn thương bản thân
Cố gắng kiềm chế để không nói ra một điều mà bạn giấu giếm sẽ khiến bạn và những người xung quanh bị tổn thương.

Giữ bí mật là một điều vô cùng khó khăn. Nghe có vẻ tương đối dễ khi không nói gì đến bữa tiệc sinh nhật đang được âm thầm chuẩn bị, hay cô bạn thân mới chia tay, nhưng che giấu thông tin, ngay cả các việc không mấy quan trọng, cũng có thể làm bạn mệt mỏi đến kiệt sức. Khi giữ bí mật, chúng ta luôn phải cân nhắc và điều chỉnh những gì mình nói để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không lỡ “phun” ra điều gì đó. Quá trình điều chỉnh này là gánh nặng tinh thần — theo một nghiên cứu của Tạp chí Tâm lí học thực nghiệm: sự căng thẳng khi giữ bí mật có thể ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng nhận thức, tự kiểm soát bản thân và thậm chí là cả sức mạnh thể chất.

ggg

Trong một chuỗi các dự án nghiên cứu cái giá phải trả của việc giữ bí mật, Clayton Critcher của trường Đại Học Berkeley và Melissa Ferguson của Đại học Cornell đã đi tới chung một kết luận. Những người được yêu cầu phải giữ bí mật khi trò chuyện với người khác — ví dụ che giấu xu hướng tình dục của mình — thể hiện kém khi phải thực hiện hàng loạt các thử thách khác. Nghiên cứu mới này được xây dựng dựa trên một công trình nghiên cứu trước của hai nhà tâm lí học Julie Lane và Daniel Wegner. Họ đã tìm ra rằng giữ bí mật đòi hỏi rất cao về mặt nhận thức.

Trong một nghiên cứu khác, những người dị tính phải tham gia những cuộc trao đổi mà họ không được phép tiết lộ mình là “thẳng”. Những câu như “Tôi muốn xem phim với bạn trai/bạn gái tôi” đều không được phép, và họ phải uốn nắn câu nói của mình sao cho che giấu được xu hướng tình dục của mình (Critcher và Ferguson nói rằng họ có cùng kết quả khi thí nghiệm với người đồng tính, nhưng thí nghiệm này không được đề cập trong bài viết này). Sau chỉ 10 phút phải kiềm chế việc tiết lộ xu hướng tình dục, những người tham gia thể hiện kém hơn trong một bài kiểm tra cần suy nghĩ phức tạp so với những người không cần che giấu.

ggg

Việc phải luôn để ý tới những gì bạn nói không chỉ đè nén khả năng nhận thức mà cả khả năng kiểm soát bản thân. Sau 10 phút phải giữ bí mật, người ta thậm chí còn không thể nắm chặt tay lại như những người không cần phải che giấu. Họ cũng trở nên khó kiểm soát khi giao tiếp với người khác: Khi được yêu cầu phải trả lời một email gây khó chịu, họ viết những từ ngữ đầy giận dữ và bất lịch sự.

Nghiên cứu đã có tác động quan trọng tới những người ở hoàn cảnh đặc biệt phải che giấu giới tính của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp. Khi Critcher và Ferguson bắt đầu nghiên cứu của mình, quân đội Mĩ đã cho phép những người đồng tính phục vụ quân ngũ, nhưng với điều kiện là xu hướng tình dục của họ phải được giữ bí mật. Sau khi kí quyết định hủy bỏ chính sách quân đội “không hỏi không nói” vào năm 2011, tổng thống Barack Obama đã giải thích rằng quy định mới sẽ “giúp chúng ta tiến tới gần hơn sự bình đẳng và công bằng đã tạo nên nước Mĩ” và “tăng cường an ninh cũng như sức chiến đấu của quân đội” bằng cách giữ cho binh sĩ đạt hiệu quả cao trong công việc.

Chúng ta là những kẻ kém cỏi trong việc giữ bí mật là vì bộ não của chúng ta muốn giảm bớt căng thẳng, cả trong công việc cũng như chuyện tình cảm. Vậy nên, có bí mật gì, hãy cứ nói ra cho nhẹ lòng.

Theo Nautil.us

Trạm Đọc

Tags: