Martin Eden đi đến đỉnh cao của nghề văn bằng đọc sách và tự học
Martin Eden đi đến đỉnh cao của nghề văn bằng đọc sách và tự học
Từ một thủy thủ bình thường, Martin Eden đã trở thành một nhà văn nổi tiếng với hào quang và sự giàu có vây quanh nhờ đọc sách và tự học. Trích đoạn dưới đây được trích ra từ cuốn tiểu thuyết "Martin Eden" nổi tiếng của nhà văn Mỹ lừng danh Jack London. Đ

Đọc thêm: Martin Eden:Tiểu thuyết về sự vật lộn cay đắng của một nhà văn

 

Một tuần tất bật đọc sách đã trôi qua kể từ buổi tối gã (Martin Eden) gặp Ruth Morse, và gã vẫn chưa dám ghé lại thăm nàng. Hết lần này đến lần khác gã tự thúc giục bản thân mình đi, nhưng sự lưỡng lự đã đánh gục hết những quyết tâm của gã. Gã không biết lúc nào đến thăm mới hợp lẽ, chẳng có ai nói cho gã biết, và gã sợ là gã sẽ phạm phải một sai lầm không thể nào sửa chữa được.

Khi rũ bỏ bản thân khỏi những bạn bè cũ và lối sống cũ, gã không có bạn mới, chẳng có gì còn lại cho gã ngoài việc đọc, gã dành hàng giờ để hiến dâng cho việc đọc đến nỗi nó có thể làm hỏng cả tá đôi mắt bình thường. Nhưng đôi mắt của gã có sức mạnh, chúng được hậu thuẫn bởi một cơ thể sung mãn tuyệt vời. Hơn nữa, đầu óc của gã như mảnh đất hoang cằn. Nó đã bị hoang hóa suốt cả cuộc đời cho tới khi những tư tưởng trừu tượng của các cuốn sách đào xới nó, và đã đến thời điểm chín muồi để gieo hạt. Nó chưa bao giờ chán ngán việc học, nó ngấu nghiến kiến thức trong những cuốn sách với hàm răng chắc khỏe không chịu buông.

Đối với gã, một tuần trôi qua mà cứ ngỡ như gã đã sống hàng thế kỉ, cuộc sống và nhân sinh quan xưa cũ đã lùi tít về phía xa. Nhưng gã vẫn còn bối rối lắm vì thiếu nền tảng. Gã đã gắng thử đọc những cuốn sách mà đòi hỏi phải có nhiều năm chuyên môn căn bản. Có ngày nọ, gã đọc được cuốn sách triết học cổ, ngày hôm sau lại là một cuốn sách cực kì hiện đại, thế nên đầu óc gã cứ quay mòng mòng bởi những mâu thuẫn và xung đột giữa các ý tưởng.

Điều này cũng tương tự với các nhà kinh tế. Trên một kệ sách ở thư viện, gã tìm thấy Karl Marx, Ricardo, Adam Smith và Mill, và những công thức trừu tượng của người này lại phán xét rằng những công thức của những người khác đã lỗi thời. Gã ngơ ngác và gã muốn lý giải. Gã đã trở nên hứng thú ngay lập tức với kinh tế, công nghiệp và chính trị.

Jack London- tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Martin Eden

 Đi ngang qua Công viên Tòa thị chính, gã nhìn thấy một nhóm người vây quanh nửa tá đàn ông, mặt đỏ bừng bừng, cao giọng, đang tranh cãi gay gắt. Gã xen vào lắng nghe, và nghe được một tiếng nói lạ lẫm từ trong miệng của những triết gia của nhân loại. Một người là một kẻ sống lang thang, người kia là một công nhân máy trộn, người thứ ba là một sinh viên đại học luật, và mấy người còn lại là những người dân lao động kiệm lời. Lần đầu tiên gã được nghe về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa vô chính phủ, chế độ thuế đơn nhất, và biết rằng có những xung khắc trong các triết lý xã hội.

Gã nghe được hàng trăm từ chuyên môn chưa từng được nghe, thuộc về những lĩnh vực mà gã nghĩ rằng việc đọc sách ít ỏi của gã sẽ không bao giờ đụng tới. Bởi vì những từ mới đó mà gã không thể theo dõi chặt chẽ các lập luận được, và gã chỉ có thể phỏng đoán và ngờ ngợ về những ý tưởng được gói gọn trong những cách diễn đạt kì lạ đến vậy. Sau đó có một người bồi bàn mắt đen là một người theo thuyết thần trí, một người thợ làm bánh của công đoàn là một người theo thuyết bất khả tri, một ông già thì lại làm tất cả phải bối rối với những triết lý kì lạ rằng cái gì là đúng, một ông già khác thì lại nói mãi về vũ trụ và nguyên tử cha với nguyên tử mẹ.

Vài giờ sau khi rời khỏi đó, đầu Martin Eden vẫn còn như căng ra bởi những điều mới mẻ này, gã vội vã đến thư viện để tìm kiếm định nghĩa của một tá những từ ngữ hiếm dùng đó. Lúc rời thư viện, gã ôm theo một chồng bốn tập sách lớn: “Học thuyết bí mật” của Madam Helena Blavatsky, “Tiến bộ và nghèo đói”, “Tinh hoa của chủ nghĩa xã hội” và “Cuộc chiến giữa tôn giáo và khoa học”.

Thật không may là gã lại đọc cuốn “Học thuyết bí mật” trước. Từng dòng từng chữ toàn những cụm từ với những âm tiết mà gã không thể nào hiểu được. Gã ngồi trên giường và cuốn từ điển ở trước mặt được lật đi lật lại còn nhiều hơn cả chính cuốn sách. Gã tìm kiếm cơ man những từ mới, nên khi chúng lặp lại, gã đã quên béng mất nghĩa của nó là gì mà phải lật giở tra cứu lại từ đầu.

Gã nảy ra kế hoạch viết định nghĩa các từ vào một cuốn sổ ghi chép và sau đó ghi kín mít đầy các trang giấy. Thế nhưng, gã vẫn không thể hiểu được. Gã đọc đến ba giờ sáng, não gã rối loạn, nhưng vẫn chẳng thể nào nắm bắt được ý cơ bản nhất của những thứ mà gã đã đọc. Gã ngước nhìn lên, dường như căn phòng đang quay mòng mòng, dập dềnh lên xuống như con thuyền trong một cơn sóng dữ. Rồi gã quăng “Học thuyết bí mật” xuống, chửi rủa nhặng xị khắp phòng, tắt ngọn đèn khí và cố dỗ mình vào giấc ngủ.

Với ba cuốn kia gã cũng chẳng may mắn khá khẩm gì hơn. Không phải là đầu óc gã tối dạ gì cho cam; nó có thể nghĩ rằng những suy nghĩ này không phải là do thiếu đào tạo về tư duy hay thiếu công cụ tư duy để có thể tường tận được. Gã đoán thế, và trong một thời gian, gã chẳng đọc gì khác ngoài cuốn từ điển cho tới khi nắm vững được từng từ trong đó mới thôi.

 

Trích từ cuốn tiểu thuyết Martin Eden

 

Tags: