Muốn thành công, đừng chỉ chăm chỉ: Hãy vận dụng 15 nguyên tắc này, chúng sẽ mở khoá tiềm năng vô hạn trong con người bạn
Muốn thành công, đừng chỉ chăm chỉ: Hãy vận dụng 15 nguyên tắc này, chúng sẽ mở khoá tiềm năng vô hạn trong con người bạn
Tác giả John C. Maxwell đã mở đầu cuốn sách “15 nguyên tắc vàng về phát triển bản thân” bằng câu chuyện về cha một người bạn của ông, một người luôn muốn trở thành ca sĩ nhưng lại không bao giờ đạt được ước mơ đó. Cho tới khi “nhắm mắt xuôi tay”, âm nhạc vẫn còn là nỗi day dứt trong ông. Đây là ví dụ điển hình cho “tiềm năng dang dở”. Cảm giác không tận dụng được tiềm năng vốn có cũng giống như thể đang lâm vào tình trạng chết dần chết mòn vậy.

15 nguyên tắc phát triển bản thân

Nếu bạn là một cá nhân cầu tiến, khao khát trở nên tốt hơn mỗi ngày thì cuốn sách “15 nguyên tắc vàng về phát triển bản thân” của John C. Maxwell sẽ giúp ích cho bạn. Một khi bạn dành thời gian đọc, thảo luận với bạn bè và áp dụng những nội dung được đề cập đến trong 15 chương của cuốn sách này đều đặn hàng ngày thì chắc chắn bạn đang đi những bước vững chắc trên con đường “mở khoá” mọi tiềm năng trong con người bạn. Nếu tiếp tục học hỏi và rèn luyện như vậy trong nhiều năm thì bạn sẽ ngạc nhiên với thành quả mà mình đạt được.

15 nguyên tắc đó bao gồm:

  1. Nguyên tắc có chủ đích: Sự phát triển không tự nhiên diễn ra
  2. Nguyên tắc nhận thức: Bạn phải hiểu chính mình để phát triển bản thân
  3. Nguyên tắc chiếc gương: Bạn phải nhìn thấy giá trị ở bản thân và bổ sung giá trị cho bản thân
  4. Nguyên tắc suy ngẫm: Học cách tạm dừng để sự phát triển có thể bắt kịp bạn
  5. Nguyên tắc nhất quán: Động lực giúp bạn tiếp tục – kỷ luật giúp bạn phá triển
  6. Nguyên tắc môi trường: Sự phát triển nở rộ trong những môi trường thuận lợi
  7. Nguyên tắc thiết kế: Để tối đa hoá sự phát triển, hãy đưa ra các chiến lược
  8. Nguyên tắc nỗi đau: Quản lý tốt những trải nghiệm xấu sẽ dẫn đến sự phát triển tột bậc
  9. Nguyên tắc chiếc thang: Sự phát triển nhân cách quyết định mức độ phát triển cá nhân của bạn
  10. Nguyên tắc dây chun: Sự phát triển ngừng lại khi bạn mất cảm giác về khoảng cách giưuax nưoi bạn đang đứng và nơi bạn có thể đứng
  11. Nguyên tắc đánh đổi: Bạn cần từ bỏ để trưởng thành
  12. Nguyên tắc tò mò: Có thể kích thích sự tò mò bằng cách đặt câu hỏi tại sao
  13. Nguyên tắc làm gương: Rất khó để tiến bộ khi bạn chẳng có ai để học tập
  14. Nguyên tắc mở rộng: Phát triển luôn tăng cường khả năng của bạn
  15. Nguyên tắc đóng góp: Phát triển bản thân giúp bạn phát triển người khác

Quản lý các trải nghiệm xấu

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong cuốn sách này là nguyên tắc nỗi đau. Cuộc sống vốn đầy rẫy thăng trầm, rủi ro mà nhìn chung ai cũng muốn mình thành công, vì thế, dù bạn là ai đi chăng nữa, sinh ra ở đâu, bạn làm gì và có nền tảng ra sao, bạn đều từng phải trải qua những tình huống không theo ý muốn. Vậy trước những hoàn cảnh như vậy, bạn đã phản ứng theo hướng giận dữ hay tìm cách che giấu cảm xúc của mình?

Những khó khăn trong cuộc sống không cho phép chúng ta ngồi yên, chúng sẽ đưa đẩy cuộc đời bạn theo những hướng khác nhau, tiến lên hoặc lùi lại phía sau. Hầu hết những người thành công sẽ coi thời điểm khó khăn là dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời họ. Nếu bạn muốn phát triển, bạn phải kiểm soát tốt những trải nghiệm tiêu cực của mình.

Vậy làm thế nào để vượt qua nỗi đau và vươn tới thành công?

Frank Hughes từng cho rằng: “Trải nghiệm không thực sự là người thầy tốt nhất nhưng chắc chắn là lý do tốt nhất để ta không lặp lại những điều dại dột một lần nào nữa”. Việc đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một quan điểm sống tích cực. Nếu bạn có thể duy trì một thái độ sống tích cực, tức là bạn đã đặt mình vào vị trí tốt nhất để quản lý những trải nghiệm tiêu cực và biến chúng thành sự phát triển tích cực.

Điều thứ hai là bạn hãy nắm bắt và phát triển sự sáng tạo của bản thân.

Một gợi ý khác giúp bạn vượt qua những trải nghiệm cay đắng là bạn hãy nắm lấy giá trị của những tình huống tiêu cực đó. Nhà phát minh Charles F. Kettering, người chỉ đạo nghiên cứu tại General Motors, từng nói: “Bạn sẽ không bao giờ vấp chân nếu đứng yên. Bạn càng đi nhanh thì càng có nhiều khả năng bị vấp chân, nhưng bạn cũng có cơ hội để đi được đến đâu đó”. Hay nói cách khác, nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ không bao giờ tới đích.

Những người vượt qua các trải nghiệm tiêu cực sẽ không bao giờ là “nạn nhân” của hoàn cảnh và họ thường nói rằng: “Những gì xảy ra với tôi khá tồi tệ, nhưng những người khác còn đen đủi hơn, và tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc.

Mọi trải nghiệm tiêu cực trong cuộc đời đều mang đến cơ hội để bạn phát triển. Bạn hãy đón nhận và vượt qua các thử thách đó. Xin lấy lời của nhà triết học người Anh đồng thời là người sáng lập ra bang Pennsylvania để kết thúc bài viết này: “Không có đau đớn, không có thành quả, không có gai nhọn, không có ngai vàng; không có gian khổ, không có vinh quang; không thể vượt qua, không có vương miện”.

Minh Phương

Tags: