Những kẻ xuất chúng - tài năng hay may mắn?
Những kẻ xuất chúng - tài năng hay may mắn?
Làm sao để trở thành một thiên tài?
Những kẻ xuất chúng
(156 lượt)

Vào năm 1984, một người đàn ông trẻ tuổi tên là Malcolm đã tốt nghiệp trường Đại học Toronto và trở về Hoa Kỳ để thử sức trong lĩnh vực báo chí. Cũng nhờ phong cách viết rành mạch khác thường và con mắt sắc sảo khi viết truyện, ông nhanh chóng giành được một công việc ở báo Washington. Sau gần một thập kỉ ở đó, ông đã chuyển tới tòa báo "The New Yorker" - đỉnh cao của nghề báo. Tại đó, ông đã cho ra đời những bài báo với nhiều ý tưởng quan trọng về các khuôn mẫu ẩn giấu đằng sau cuộc sống bình thường - những ý tưởng sau này đã trở thành hạt giống ươm mầm cho những tác phẩm bán chạy nhất của mình. Trong thế giới mênh mông của thể loại phi giả tưởng, ông là một trong số ít những tài năng hiếm có của thời đại.

 

Ảnh: Malcojm Gladwell và "Outlier" (Nguồn ảnh: Internet)

 Ảnh: Malcojm Gladwell và "Outliers" 

 

Chí ít thì đó có thể là một góc nhìn về chuyện đời của Malcolm Gladwell. Còn đây là một phiên bản khác: năm 1984, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Toronto, Gladwell trở về Hoa Kỳ làm báo. Không tên tuổi vào lúc đó, nhưng dù sao, ông bắt đầu sự nghiệp với một nền tảng gần như hoàn hảo cho thời bấy giờ. Mẹ ông là một nhà trị liệu tâm lý và cha ông là một nhà toán học. Ngành nghề của họ đã hướng Malcolm tới với khoa học hành vi - một ngành sẽ bùng nổ ngoài sức tưởng tượng vào những năm 90. Mẹ ông, bên cạnh đó, cũng tình cờ là một nhà văn. Không giống như những đứa trẻ khác khi là con của các nhà toán học và nhà trị liệu tâm lý, anh học được rằng: "Thật tuyệt vời khi nói điều gì đó một cách rõ ràng và đơn giản". Với tư cách là một nhà báo, ông đã đưa các nghiên cứu hành vi thành các bài học mang tính tích cực về bản tính con người, và ông nhanh chóng có được một lượng độc giả yêu thích các vấn đề học thuật. Cuốn sách đầu tiên của Malcolm: "Điểm bùng phát" được phát hành vào tháng 3 năm 2000, chỉ vài ngày trước khi NASDAQ (một sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ) lên tới đỉnh điểm, khiến cho cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm từ đại chúng.

 

Hai câu chuyện trên đều đúng sự thật, nhưng bạn có nhận ra điểm khác biệt giữa chúng? Câu chuyện đầu cá nhân hóa thành công của Gladwell. Một phiên bản kiểu Mỹ về sự nghiệp của ông, ở đó đưa ra những đặc điểm cá nhân - tài năng, sự chăm chỉ đã đem đến thành công như thế nào, giống như những ngôi sao trong cốt truyện của Horatio Alger (một tác giả người Mỹ thế kỉ 19, nổi tiếng với những tiểu thuyết về những chàng trai nghèo và sự phát triển của họ từ nguồn gốc khiên tốn lên tới đời sống trung lưu với sự an toàn và thoải mái nhờ có sự chăm chỉ, quyết tâm, lòng can đảm và sự trung thực). Phiên bản thứ hai không nhất thiết phủ nhận những đặc điểm này, nhưng nó cho chúng ta thấy những yếu tố cơ hội và thời cơ may mắn trong đời Gladwell. Nhân vật chính không phải chỉ là một tài năng khác thường. Thay vào đó, ông là một tài năng đã tận dụng được các cơ hội hiếm có và những lợi thế cuộc sống ban cho mình.

 

Cuốn sách mới nhất của Gladwell - "Những kẻ xuất chúng" là một cuộc tranh luận đầy nhiệt huyết về việc nên đánh giá phiên bản thứ hai một cách nghiêm túc hơn. Gladwell viết: “Kẻ thành công không phải là người thông minh nhất, thành công cũng không đơn thuần là tổng hợp của những quyết định và nỗ lực chúng ta tự mình tạo ra. Nó, hơn thế, là một món quà. Những kẻ xuất chúng là những người được định mệnh trao cơ hội và đồng thời có sức mạnh và tinh thần để nắm bắt chúng." 

 

Ảnh: Bìa sách Outliers, đã được xuất bản tại Việt Nam dưới tên "Những kẻ xuất chúng"

 

Ông không nói về cuộc đời chính mình trong cuốn sách đó (nhưng ông lại lẩn khuất đằng sau đó, bởi ông đã miêu tả về gia đình Jamaican của mẹ ông). Thay vào đó, ông kể những câu chuyện về thành công của người khác, thông qua những gì đằng sau những câu chuyện mà những người khác từng kể. Ông bắt đầu với câu chuyện về những cá nhân xuất sắc, về ban nhạc The Beatles hay về những người khổng lồ của thung lũng Silicon, hay thành công vượt bậc của thế hệ người Do Thái sinh ra trong giai đoạn đầu thế kỉ 20 ở New York. Sau đó ông ông thêm vào các chi tiết để mổ xẻ những giai thoại ấy.

 

Bill Gates thường được biết đến với tư cách một thiên tài lập trình máy tính trẻ tuổi tới từ Seattle -là người có tài năng và tham vọng tỏa sáng hơn bất cứ ai khác trong giới lập trình trẻ tuổi. Nhưng Gladwell đã đưa chúng ta trở về Seattle để giải mã thành công của Bill Gates ở một góc nhìn khác. Chúng ta khám phá ra rằng trường trung học của Gates đã tình cờ có phòng máy tính mà hầu như các trường trung học khác không có. Bill Gates sau đó đã nắm lấy cơ hội được sử dụng máy tính tại trường Đại học Washington trong một thời gian dài. Khi bước sang tuổi 20, Gates đã có hơn 10,000 tiếng đồng hồ vô cùng quý báu làm lập trình viên vào thời đó.

 

Gladwell hỏi Gates rằng có bao nhiêu thanh niên trên thế giới này có được nhiều trải nghiệm như Gates vào đầu những năm 1970. "Nếu có được 50 người như thế trên thế giới, tôi sẽ rất choáng váng" - Gates nói. "Tôi có cơ hội tiếp xúc tốt hơn với lĩnh vực phát triển phần mềm khi còn rất trẻ, so với mọi người ở thời điểm đó, và tất cả là do chuỗi sự kiện may mắn tới bất ngờ ấy". Tài năng và những quyết định của Gates chắc chắn là không bình thường. Nhưng Gladwell cho rằng những cơ may mà ông chủ Microsoft tình cờ có được còn bất thường hơn.

 

Tôi cho rằng rất nhiều người tự họ có được nhận thức về tư tưởng này, rằng các yếu tố khách quan tạo nên sự khác biệt lớn đến thế nào. Đó là lý do mà cha mẹ dành nhiều thời gian lo lắng về việc chọn trường cho con. Họ không tin rằng con cái mình được truyền lại những điều tuyệt vời để có thể vượt qua nổi một ngôi trường rồi tệ, hoặc thậm chí là một cái ở tầm trung. Và về sau này khi mà họ nhìn lại những năm tháng xưa khi con cái mình đã thành công hay chính thành công của họ, họ thường có xu hướng diễn giải nó theo hướng cá nhân. Thật tai hại, nếu điều đó mang lại niềm vui, Gladwell cho thấy nhiều thiếu sót trong những câu chuyện thành công mà chúng ta tự kể với nhau hàng ngày.

 

Chương đầu tiên của cuốn sách khám phá những bất thường trong ngày sinh nhật của các vận động viên khúc côn cầu. Trong rất nhiều những giải đấu tuyệt vời nhất thế giới, dành cho chuyện nghiệp hoặc nghiệp dư, khoảng 40% các vận động viên sinh vào tháng 1,2 hoặc 3 trong khí đó chỉ 10% sinh vào tháng 10, 11, hay 12. Đó là một khuôn mẫu hết sức kì lạ, với một cách lý giải vô cùng đơn giản. Giới hạn ngày sinh cho hầu hết các giải đấu trẻ là ngày 1/1. Thế nên nhiều đứa trẻ sinh ra vào 3 tháng đầu năm này sẽ già dặn hơn một chút, và to lớn cũng như khỏe mạnh hơn so với các bạn đồng trang lứa. Chúng, sau này, được sàng lọc vào các đội ngũ toàn những ngôi sao mà ở đó chúng được cung cấp khóa đào tạo tốt nhất và khắc nghiệt nhất. Khi chúng đến tuổi thiếu niên, lợi thế ngẫu nhiên ban đầu đã trở thành một lợi thế thực sự.

 

Tại giải vô địch của những giải đấu trẻ hàng đầu Canada, Gladwell phỏng vấn người cha của một vận động viên sinh vào ngày 4/1. Hơn một nửa số vận động viên trong đội của cậu ta - đội the Medicine Hat Tigers  - sinh vào tháng 1, 2 hay 3. Nhưng khi Gladwell yêu cầu người cha giải thích về thành công của con trai mình, tấm lịch (ngày sinh của cậu ta) chẳng hề được đề cập đến ở đây. Thay vào đó, ngừoi cha nói về đam mê, tài năng và sự chăm chỉ - trước khi thêm vào rằng, ngoài lề thì thằng bé cũng to hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Cứ thử tưởng tượng xem, Gladwell đã viết, nếu Canada tạo ra một giải đấu khúc côn cầu trẻ khác cho những đứa trẻ sinh vào nửa năm sau. Họ, một ngày nào đó, sẽ tự thấy rằng số cầu thủ xuất sắc đã tăng lên gấp đôi. 

 

"Những kẻ xuất chúng" có nhiều điểm tương đồng với những công trình trước đây của Gladwell. Chúng thật tuyệt vời và chắc chắn sẽ để lại cho bạn những suy ngẫm về những học thuyết mới mẻ của nó suốt nhiều ngày sau đó. Chỉ hơi đáng tiếc là cuốn sách đôi khi tránh đi sâu vào một vài trường hợp thiếu tính thuyết phục. Đây thực sự là một thiếu sót lớn, bởi sẽ thật tuyệt vời nếu được chứng kiến ai đó có được trí tuệ và sự minh bạch của tác giả làm rõ những trường hợp gây tranh cãi này.

 

Dù có nhiều điểm tương đồng với các tác phẩm trước trong lối hành văn, "Những kẻ xuất chúng" đã đại diện cho một thể loại sách mới của Gladwell. "Điểm bùng phát" và "Trong chớp mắt" - cuốn sách thứ hai của ông, là một sự kết hợp của tâm lý học xã hội, marketing và thậm chí là mang một chút self-help. "Những kẻ xuất chúng" thì mang tính cách mạng hơn, nó gần như một bản tuyên ngôn. "Chúng ta nhìn lại vào một Bill Gate trẻ tuổi và ngạc nhiên khi thấy thế giới của chúng ta đã cho phép một cậu bé 13 tuổi trở thành một doanh nhân thành công vượt bậc" - ông viết điều này ở đoạn cuối. " Nhưng đó là bài học sai lầm. Thế giới của chúng ta chỉ cho phép một cậu bé 13 tuổi được tiếp cận không giới hạn với màn hình máy tính năm 1968. Nếu hàng triệu thanh thiếu niên khác cũng được tạo cơ hội như vậy thì sao, ngày hôm nay chúng ta sẽ có bao nhiêu  Microsofts?

 

Trạm đọc (Read Station) dịch và tổng hợp