Sự cô đơn: thứ cảm xúc có thể giết chết con người nhiều hơn cả bệnh béo phì
Sự cô đơn: thứ cảm xúc có thể giết chết con người nhiều hơn cả bệnh béo phì
Chúng ta đều sống trong một nghịch lí: vừa phải chịu đựng sự cô đơn, nhưng lại không có thời gian để ngồi im và ngẫm nghĩ.

“Tất cả đau khổ của loài người,” nhà toán học người Pháp Blaise Pascal viết, “đến từ việc người ta không thể ngồi một mình trong căn phòng yên tĩnh.” Trong cuộc sống bận rộn, việc này thường là do chúng ta có quá nhiều việc để làm. Đôi khi đó là do thiếu khả năng rời tay khỏi chiếc smartphone và ngồi xuống. Đời sống hối hả chỉ để lại cho chúng ta một chút thời gian cho sự cô đơn. Đây là một điều đáng xấu hổ, giống như nhiều bộ óc vĩ đại đã chứng minh, bởi vì việc có thể ngồi suy tưởng một mình là một kĩ năng tuyệt vời mà nhiều người có thể sử dụng.

Tuy nhiên việc cô đơn và cô độc là hai thứ khác xa nhau và điều đó có thể giết chết chúng ta.

ggg

Một vài người, đặc biệt những người thông minh trong chúng ta, thích những khoảnh khắc tĩnh lặng dành cho riêng mình. Nhưng những người còn lại thì thực sự cô đơn. Đó không chỉ là một cảm xúc tiêu cực, nó có thể có những hậu quả vô cùng tồi tệ tới sức khỏe - những ảnh hưởng mà chúng ta không bao giờ hiểu.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) chỉ ra rằng sự cô đơn có thể làm tăng nguy cơ đột tử của con người. Thậm chí nó còn gây ra chết trẻ nhiều hơn cả bệnh béo phì.  Một nghiên cứu lớn bao gồm hơn 200 nghiên cứu nhỏ hơn ở hàng trăm nghìn bệnh nhân đã chỉ ra rằng “Có những bằng chứng mạnh mẽ chỉ ra rằng việc bị cô lập xã hội và sự cô đơn làm tăng tỉ lệ tử vong sớm, và cường độ của rủi ro vượt lên trên nhiều các chỉ số sức khỏe khác,” theo nhà nghiên cứu Holt - Lunstad.

Ngoài ra sự cô đơn kéo dài có thể gây ra một số vấn đề đặc biệt về sức khỏe. Các báo cáo của nhà thần kinh học John Cacioppo nói rằng nó có thể dẫn tới “... sự gia tăng của nồng độ cortisol, một loại hormone gây stress, làm tăng huyết áp và giảm lượng máu đi tới các nội tạng. Và các tín hiệu nguy hiểm bị não bộ kích thích do cô đơn có thể làm ảnh hưởng tới sự sản sinh bạch cầu, làm giảm khả năng miễn dịch trước sự tấn công của vi khuẩn.”

Aristotle, triết gia Hy Lạp cổ đại từ hàng ngàn năm trước đã tuyên bố rằng tình bạn là một điều kiện cần thiết để có cuộc sống tốt. Thiếu bạn bè, ông nhấn mạnh, chúng ta sẽ không thể làm một con người vui vẻ. Khái niệm cho rằng chúng ta sống phụ thuộc vào tương tác xã hội ở một mức độ nào đó càng khiến chúng ta phải có nghĩa vụ dạy cho người khác cách kết bạn và làm một người bạn.

Tuy nhiên cùng với đó thì loài người cũng kêu ca rằng họ có quá ít thời gian dành cho bản thân, và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người ta sẽ hạnh phúc hơn nếu có thể bỏ tiền ra mua thời gian thay vì các thứ khác. Hannah Arendt thậm chí còn cho rằng thiếu khả năng ở một mình chính là nguyên nhân khiến Eichmann tạo ra sự kiện thảm sát người Do Thái Holocaust. Việc bạn có thể ngồi và suy tưởng về bản thân là chiếc chìa khóa dẫn tới tự do.

Nhưng có một người đàn ông khác đã đi xa hơn hết thảy, cho rằng sự cô độc là điều tốt với chúng ta.

ggg

Schopenhauer, triết gia lúc-nào-cũng-buồn đã nói rằng những người tốt nhất trong chúng ta sẽ chọn sự cô độc. Những người được coi là “hiền nhân” sẽ chọn các tu viện, cư xá, rời xa các cộng đồng, ham muốn, dục vọng để sống đời giản đơn. Những người nằm ở số ít kia, là những người thật sự hạnh phúc. Được giải phóng khỏi những xa hoa phù phiếm, họ có thể tiếp tục hành trình đi tìm trí huệ và niết bàn. Nhưng ngay cả Schopenhauer cũng không thể sống một cuộc đời như thế.

Tất cả chúng ta đều vướng vào một nghịch lí kì lạ: chúng ta vừa phải chịu đựng sự cô đơn, vừa không có thời gian để suy nghĩ cho bản thân. Công nghệ đã khiến cho chúng ta kết nối với nhau hơn bao giờ hết, nhưng chúng không thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn hay bớt cô đơn. Chúng ta sẽ phải học lại cách kết nối lại với nhau một lần nữa, nhưng cũng phải học cách ở một mình. Một nghịch lí hợp lí giữa thời đại siêu kết nối.

Theo Big Think

Trạm Đọc

Tags: