Trở thành bậc thầy thuyết trình bằng chính câu chuyện của bạn
Trở thành bậc thầy thuyết trình bằng chính câu chuyện của bạn
“Kể chuyện chính là cách quyền năng nhất để đặt ý tưởng của bạn vào trong thế giới ngày nay”. Đúng vậy! Hiện nay , Storytelling - nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện đã rất phổ biến trên các sân chơi thuyết trình chuyên nghiệp như TED Talks hoặc Toastmaster. 

Cách đây hơn 2.000 năm, Aristotle cũng đã chứng minh rằng việc kết nối cảm xúc với khán giả sẽ gia tăng hiệu quả của bài thuyết trình. Các diễn giả sẽ sử dụng phương pháp lồng ghép các câu chuyện vào bài thuyết trình của mình. Thực tế cho thấy, khi làm điều này, họ kết nối với khán giả tốt hơn, gia tăng lòng tin của khán giả qua những câu chuyện và trải nghiệm chân thật của người nói. Đồng thời, những câu chuyện hay sẽ tạo nên nhiều cảm xúc thú vị cho khán giả và khiến bài trình bày sống động hơn. Với phương pháp này, Bryan Stevenson đã dành 65% thời gian thuyết trình chỉ để kể chuyện và ông trở thành diễn giả đặc biệt được khán giả đứng lên hoan hô lâu nhất trong lịch sử TED Talks

 Cách đơn giản đầu tiên chúng ta có thể ứng dụng trong phương pháp thuyết trình bằng câu chuyện là: lồng ghép một câu chuyện phù hợp vào bài thuyết trình của mình để đạt chủ đích thuyết trình. Vì mỗi người đều có những câu chuyện của riêng mình nhưng việc chọn lựa và đưa câu chuyện phù hợp vào bài thuyết trình sẽ giúp bạn tạo được dấu ấn cá nhân mạnh mẽ hơn.

Một hướng đi khác giúp bài thuyết trình của bạn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn, đó là xây dựng toàn bộ bài thuyết trình như một câu chuyện. Bài trình bày của Steve Jobs vào năm 2007 là một minh chứng tiêu biểu cho phương pháp này. Trong 90 phút, ông đã kể cho họ nghe ý tưởng của iPhone, câu chuyện thú vị về “người hùng khán giả”. Bài trình bày của ông sau nhiều năm vẫn luôn được đánh giá cao và được hàng triệu người xem lại. 

Một ví dụ điển hình khác bạn có thể tìm hiểu là câu chuyện “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King vào năm 1985 đã khiến hơn 250.000 người nghe quyết tâm đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Và bài thuyết trình của ông đã đi vào huyền thoại nước Mỹ. 

Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình cùng việc truyền tải ý tưởng của mình theo cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho người khác sẽ giúp bạn gây được ấn tượng với người nghe và gặt hái được nhiều thành công. Thành thạo kỹ năng Storytelling là một hành trang cần thiết nếu bạn muốn đi xa hơn trong lĩnh vực của mình. 

Vậy làm cách nào để làm chủ được Storytelling và có được một bài thuyết trình bằng câu chuyện hết sức hấp dẫn? Hãy để “Nghệ thuật thuyết trình bằng câu chuyện” của chuyên gia hàng đầu về kể chuyện và ngôn ngữ hóa dữ liệu - Bùi Thị Ngọc Thu giúp bạn trả lời. 

Tags: